Trong ngành công nghiệp ngày nay, xe nâng hàng đã trở thành một phần không thể thiếu đối với bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Không có nó, hiệu suất làm việc của một dây chuyền sẽ bị giảm sút và đương nhiên điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập cả của công ty.
Quan trọng là vậy, thế nhưng ít ai biết xe nâng ra đời như thế nào và có quá trình phát triển ra sao. Nếu bạn là người đang làm việc trực tiếp hoặc những công việc có liên quan đến thiết bị này thì bạn nên đọc những thông tin dưới đây, vì điều đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về thiết bị quan trọng bậc nhất trong ngành công nghiệp hiện đại.
Xe nâng có vai trò vô cùng quan trọng
Khái niệm và sự ra đời của xe nâng hàng
Xe nâng được định nghĩa là một thiết bị dùng để hỗ trợ việc nâng, hạ, di chuyển hàng hóa lên độ cao mà người sử dụng mong muốn. Theo như những thông tin được lưu giữ lại thì xe nâng đã được nghiên cứu và đẩy mạnh phát triển vào giữa thế kỷ 19 đến thế kỷ 20.
Năm 1917, một trong những công ty hàng đầu của Hoa Kỳ là Clark đã mở ra một trang mới cho nền công nghiệp khi mạnh dạn sử dụng nhiều máy kéo trong hoạt động sản xuất. Động thái này của Clark đã khiến cho nhiều công ty khác, mà nổi bật nhất trong số đó chính là Yale&Towne và Towmotor bắt đầu đưa xe nâng hàng vào sử dụng tại nhà máy.
Xe nâng có mẫu mã ngày càng đa dạng
Quá trình phát triển của xe nâng hàng
Sau khi cho thấy được tầm quan trọng của mình trong nhiều năm, xe nâng hàng đã phải đứng trước một thách thức đó là làm thế nào để tăng được chiều cao lên một mức lớn hơn nhưng vẫn giữ được tính cơ động vốn có của xe. Để đáp ứng những yêu cầu này, các công ty sản xuất xe nâng đã ra sức nghiên cứu suốt nhiều năm và cuối cùng đến năm 1956, chiếc xe nâng thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội đã được Toyota giới thiệu ra thị trường.
Thành quả mà Toyota đạt được đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra sự đa dạng của thị trường xe nâng ngày nay. Ngay sau khi công ty hàng đầu của Nhật Bản công bố sản phẩm này, hàng loạt các cái tên lớn khác trên thế giới đã học hỏi họ để rồi từ đó tạo ra vô số mẫu xe với tải trọng, kích thước cũng như hiệu suất làm việc khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của các khách hàng.